Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

         Trải qua chặng đường trên 20 năm, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam  đã không ngừng phát triển về quy mô,  chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh. Bên cạnh những mặt tích cực, NHTM  Việt Nam vẫn còn khá nhiều điểm yếu kém và tồn tại, trong đó nợ xấu cao, thanh khoản yếu và quản trị kém chính là những vấn đề cần chú ý.
         Trong nền kinh tế  thị  trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế  cơ bản của NHTM. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của NHTM luôn tiềm  ẩn nhiều rủi ro như: Rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro do khách hàng không trả đƣợc nợ khi đến hạn, … Rủi ro tín dụng là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn và phức tạp nhất.  Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc ngân hàng không thu hồi được vốn, có thể  do ngân hàng đã buông lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tín dụng kém hiệu quả, hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước. Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ  gây nên những tổn thất về tài chính mà còn gây nên những thiệt hại to lớn về uy tín của ngân hàng, làm giảm sút niềm tin của công chúng đối với cả hệ thống ngân hàng. Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam nói chung, NHTM Cổ  phần Ngoại Thƣơng Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch nói riêng thời gian qua cho thấy: Mặc dù hoạt động tín dụng chiếm 60%-80% hoạt động của ngân hàng -  mang lại lợi nhuận lớn nhất trong kinh doanh ngân hàng, nhưng rủi ro trong hoạt động này thường lớn, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể  hiện ở  tỷ  lệ  nợ  quá hạn và  nợ  xấu còn ở  mức cao so với khu vực và thế  giới, xu hƣớng phát triển không bền vững. 
         Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản trị  rủi ro, đặc biệt là quản trị  rủi ro tín dụng tại các NHTM cổ  phần Việt Nam đang là vấn đề  cấp thiết về  cả  lý luận và thực tiễn.  Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho đến cuối tháng 6/2015,  tổng nợ xấu nội bảng là hơn 159.313 tỷ đồng, chiếm 3,72% tổng dư nợ. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm sau khi các ngân hàng áp dụng đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy  nhiên do  tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, các tổ chức tín dụng áp dụng chuẩn mực mới về phân lọai nợ chặt chẽ  hơn nên vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu vẫn tác động nghiêm trọng tới hoạt động  của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam  chi nhánh Sở giao dịch  nói riêng.  Đối  với  Sở  giao dịch, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thời  gian gần đây tỷ  lệ nợ xấu vẫn còn cao so với  các  chi nhánh  khác  trong ngân  hàng  và  tỷ  lệ  nợ  xấu  của  cả  ngân hàng, đồng thời công tác quản trị rủi ro tín dụng vẫn gặp phải nhiều khó khăn, bất cập. Vậy làm thế  nào để  nâng cao chất lượng công tác quản trị  rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam  chi nhánh Sở  giao dịch?  Đây là một vấn đề  đang được ban lãnh đạo Sở  giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đặc biệt quan tâm.
         Xuất phát từ thực tế đó, đặc biệt là tầm quan trọng của công tác  quản trị rủi ro  tín dụng  trong quá  trình tái cơ cấu tài chính của ngân hàng,  đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng  tại  Sở giao dịch  Ngân hàng Thương  Mại  Cổ  Phần Ngoại Thương Việt Nam”  mang tính cấp thiết và có tính thực tiễn cao nhằm giải quyết được thách thức mà các  NHTM  Việt Nam  nói  chung và  Sở  giao dịch  ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đang phải đối mặt. 
Authors: 

Nguyễn, Thúy Linh
Keywords: Ngân hàng thương mại
Tín dụng ngân hàng
Quản lý rủi ro
Issue Date: 2017
Publisher: H. : Trường Đại học Kinh tế
Description: 99 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33625

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét